Review đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông: đánh giá và trải nghiệm

Review đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông: đánh giá và trải nghiệm

09/01/2024

Mục lục

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông không chỉ là phương tiện công cộng tiện lợi, mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch và người dân trải nghiệm.​

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành từ ngày 06/11/2021. Sau 10 năm chờ đợi, đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức được đưa vào hoạt động và khai thác hành khách. Sự kiện này đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dân Hà Nội từ trẻ đến già, bé đến lớn. 

đường sắt trên cao

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông không chỉ là phương tiện công cộng tiện lợi (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435mm, tốc độ tối đa 80km/giờ, tốc độ khai thác 35km/giờ. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông hoặc ngược lại là hơn 23,63 phút.

Về thời gian hoạt động, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông mở cửa từ 5h30 và đóng cửa vào lúc 22h30.

đường sắt trên cao

Mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch và người dân trải nghiệm (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Trải nghiệm đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

Hòa chung với không khí háo hức chụp ảnh, checkin và trải nghiệm đường sắt trên cao, GOCheap! xin tổng hợp lại một vài trải nghiệm và đánh giá sau cho bạn đọc tham khảo.

  • 7h40', chuyến tàu trải nghiệm đầu tiên sau khi bàn giao xuất bến. Khách hàng sử dụng thẻ từ quẹt trước khi lên tàu. Chuyến tàu đầu tiên chính thức lăn bánh từ ga Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội) đi đến ga Hà Đông (thuộc phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) với thời gian khoảng 25 phút cho quãng đường 13,5km. 
  • 8h03' chuyến tàu đến ga cuối ở ga Yên Nghĩa - Hà Đông. Sau khoảng 25 phút trải nghiệm, hành khách xuống tàu tại ga cuối Yên Nghĩa, Hà Đông. Có rất nhiều người vui sướng khi lần đầu tiên được lên chuyến tàu đường sắt trên cao này. Ai cũng quay phim, chụp ảnh để lưu giữ lại khoảnh khắc này. 
  • 8h47', người dân đầu tiên bắt đầu lên nhà ga tại Cát Linh để đón tàu đi trải nghiệm. Từ các top bạn trẻ để các cụ ông cụ bà, các em nhỏ đều háo hức xếp hàng. Có nhiều người xếp hàng ở ga Cát Linh từ 7h sáng để được lên tàu. Để lên được tàu nhân viên sẽ phát vé cho bạn, qua 1 cửa là được lên tàu ngay. Như vậy hành khách có thể chọn lên tàu ở các ga Yên Nghĩa và Cát Linh. 

đường sắt trên cao

Bên trong khoang tàu hiện đại, rộng rãi, hành khách ngồi ngắm cảnh thành phố từ trên cao (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Khi lên tàu ở Cát Linh bạn gửi xen gay bên dưới có bảo vệ trông giữ nên yên tâm. Theo review của Tiktoker Huy linh tinh có khoảng 12 ga gửi xe máy ở đây nhưng chưa có chỗ cho ô tô gửi. Bạn đi xe máy đến đây rồi đi tàu thì rất yên tâm nhé. 

Ga tàu rất xinh, nhìn rất hiện đại, cảm giác y chang như bên nước ngoài. Những bức tường màu xanh biển hay xanh lá cây, cùng nơi đón tàu mới toanh xịn xò thế này chắc chắn sẽ trở thành tọa độ sống ảo được giới trẻ Hà thành tăm tia trong thời gian tới. 

Nhiều người review là tàu đi siêu nhanh và siêu êm. Cảm giác một mình một con đường không bị xe cộ khác làm phiền rất là thích thú. Trên tàu cũng có điều hòa mát rét luôn. Lưu ý là nhớ giữ vé cho đến cuối hành trình. Các nhân viên hướng dẫn và trên tàu đều rất than thiện. 

đường sắt trên cao

View nhìn từ trên cao xuống đường phố (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

  • Giá vé ngày 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày).
  • Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.
  • Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, áp dụng giá 140.000 đồng/người/tháng.
  • Hà Nội miễn tiền vé cho người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo.

Đánh giá về đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

Trước tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại Hà Nội như hiện nay, việc phát triển các phương tiện giao thông công cộng là giải pháp an toàn, hợp lý. Khi tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động sẽ góp phần giúp môi trường Thủ đô bớt ô nhiễm, người dân đi lại thuận tiện hơn và rất nhiều lợi ích khác. Dưới đây là những điểm đáng chú ý nhất về dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Nhiều phương thức thanh toán linh hoạt

Một trong những điểm mới và nổi bật nhất của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là phương thức thanh toán được sử dụng linh hoạt hơn, giá vé cũng được điều chỉnh để phù hợp với lợi ích của đại đa số người dân.

Để chuẩn bị cho công tác này, thành phố Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến dự thảo phương án giá vé trên tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông. Dự kiến sẽ có 3 loại vé áp dụng theo tháng, ngày và lượt.

đường sắt trên cao

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ có nhiều loại vé, hình thức thanh toán khác nhau để thuận tiện cho người dân (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Tàu chạy an toàn

Tàu đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chạy bằng điện, do đó nguồn cung cấp điện được xem là cốt lõi và cực kỳ quan trọng.

Đại diện Ban quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, tàu sử dụng cho tuyến metro có 2 đường cấp điện độc lập và dự phòng lẫn nhau. Trường hợp một trong hai đường điện bị ngắt, đường điện còn lại sẽ tự động cung cấp liên tục cho đoàn tàu.

Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố, tàu đang chạy nhưng cùng lúc cả hai đường điện đều bị ngắt, tàu sẽ tự động dừng lại và tự động kích hoạt hệ thống hãm khẩn cấp, sử dụng hãm khí nén. Điều này sẽ duy trì các hoạt động như điều khiển, tín hiệu bảo vệ, thông gió, đóng mở cửa… của hệ thống trong thời gian từ 30 - 45 phút, để chờ công tác cứu hộ, cứu nạn được diễn ra.

Liên thông với nhiều tuyến xe buýt

Tuyến đường sắt trên cao đầu tiên ở Hà Nội có tốc độ 35 km/h, sức chứa khoảng 1.000 khách. Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi trên cao dài 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh - Đống Đa, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa - Hà Đông đang trong giai đoạn chạy thử; dự kiến vận hành thương mại 6 tháng tới.

Trung tâm Giao thông công cộng cho biết, khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động, lưu lượng xe bus trên tuyến sẽ giảm 30 - 45%.

đường sắt trên cai

Sở GTVT Hà Nội đã lên phương án kết nối các tuyến bus với đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Giao thông công cộng, Sở GTVT Hà Nội, cho biết, số lượng các tuyến bus được lên kế hoạch để trung chuyển khách đi tuyến đường sắt 2A là 50, tăng 7 tuyến so với phương án trước đây.

Cụ thể, tại ga La Khê, Sở GTVT bố trí 9 tuyến bus kết nối với tàu đô thị, gồm các tuyến số 01, 33, 37, 57, 62, 89, 91, bus BRT, bus CNG02; ga Hà Đông bố trí 6 tuyến bus kết nối, gồm tuyến số: 01, 33, 57, 89, 105, 78; ga Văn Quán bố trí kết nối 8 tuyến, gồm tuyến số 01, 19, 22B, 22C, 103, 106, 105, 78; ga Phùng Khoang, bố trí 7 tuyến bus kết nối, gồm các tuyến số 01, 19, 22C, 39, 22B, 105, 78…

Nhà ga được trang bị tiện nghi

Không chỉ nổi bật với đoàn tàu nội đô màu xanh lá, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông còn gây sự chú ý bởi màu sắc và sự hiện đại của 12 nhà ga. Theo Ban quản lý dự án Đường sắt, sở dĩ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được thiết kế mái cong, là để phù hợp với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều của Việt Nam.

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động sẽ có những lợi ích gì? - Ảnh 3.

Tất cả các nhà ga được bố trí nhiều tiện ích hiện đại như thang máy, thang cuốn, thang bộ, bảng biển thông tin hướng dẫn về giờ tàu, thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, hệ thống thu soát vé tự động, hệ thống thông gió, thoát hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế, camera giám sát an ninh... Đồng thời, xung quanh các nhà ga được bố trí điểm đỗ xe cho hành khách gửi xe cá nhân, điểm đỗ xe buýt, hành khách lưu thông bằng cầu đi bộ hoặc cầu thang lên nhà ga trên cao.

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được kỳ vọng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân khi đi vào hoạt động. Không chỉ giúp cho môi trường trở nên trong sạch hơn, hạn chế khói bụi và giảm thiểu ô nhiễm do xe cộ gây ra mà còn giúp người dân thuận tiện hơn trong việc di chuyển, đặc biệt là rút ngắn thời gian và tiết kiệm được chi phí đi lại.

Gửi xe khó khăn

Hiện tại, do mới đi vào khai thác nên việc gửi đỗ phương tiện cá nhân cho hành khách lên tàu vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoại trừ Ga Cát Linh (Ga Đầu) và Ga Yên Nghĩa (Ga Cuối) có chỗ gửi xe thì những nhà ga khác ở giữa hai điểm vẫn chưa có bãi đỗ xe. Nếu bạn muốn đi xe máy để lên tàu từ những ga khác (ngoại trừ ga Cát Linh, Yên Nghĩa) thì phải lưu ý vấn đề này nhé!

Một giải pháp tạm thời đó chính là bạn có thể gửi xe tại những bãi gửi xe tư nhân. Tuy nhiên, giải pháp này có điểm bất cập đó chính là bạn sẽ phải chủ động tìm bãi đỗ xe, cũng như giá mỗi lần gửi thường cao hơn từ 3 đến 4 lần so với giá niêm yết. Trong tương lai, những bãi đỗ xe dành riêng cho khách đi tàu sẽ xuất hiện ở những ga giữa, giúp trải nghiệm di chuyển bằng tàu điện Cát Linh – Hà Đông thêm phần hoàn thiện.

Vì vậy, nhiều người lựa chọn đi xe taxi, đi xe tiện chuyến, xe ghép khi có nhu cầu đi lại trong thành phố Hà Nội, vừa thuận tiện, vừa tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian. 

Chỉ cần truy cập ứng dụng GOCheap! tại đây là hành khách có thể tìm chuyến xe phù hợp và đặt xe nhanh chóng trong 30 giây.

Hoặc liên hệ để đặt xe:

  • Hotline: 024.73000.636

Trân trọng cảm ơn.

Bài viết liên quan

zalo
messenger