Vào ngày 1/1/2017, tuyến Buýt nhanh BRT 01 sẽ chính thức đi vào hoạt động. Theo thiết kế, chiều dài toàn tuyến là 14,77 km.
Theo thiết kế, chiều dài toàn tuyến là 14,77 km. Theo tờ trình gửi UBND TP Hà Nội về Phương án tổ chức vận hành tuyến buýt nhanh BRT Yên nghĩa – Kim Mã, sẽ có tổng cộng 24 xe bus nhanh đi vào hoạt động trong đó, 20 xe vận doanh vào ngày thường và 14 xe vận doanh vào ngày Chủ nhật.
Thông tin về tuyến buýt nhanh BRT
Theo như cập nhật mới nhất tới năm 2019, xe buýt nhanh BRT 01 hiện đã có 35 xe hoạt động. Trong đó có 22 xe hoạt động ngày bình thường và 16 xe hoạt động vào ngày chủ nhật. (theo báo Lao Động)
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải – Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị, tuyến buýt nhanh BRT sử dụng loại xe bus sức chứa 90 người, được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn EURO 3, có hệ thống số tự động, phanh 3 lớp, có gắn camera độ nét cao. Xe còn được trang bị một số tính năng tiên tiến như cảm biến cửa tự động đồng bộ với nhà chờ để mở cửa xe… Ngoài ra, tuyến buýt nhanh BRT còn được hoạt động trên một tuyến đường riêng giúp việc di chuyển nhanh chóng và tiện lợi hơn. Ngoài ra, công ty còn xây dựng hệ thống nhà chờ hiện đại; có đội ngũ nhân viên bán vé tại quầy để khách hàng không phải vừa chen lấn vừa mua vé như bus thường.
Xe buýt nhanh BRT bắt đầu hoạt động từ 5h đến 22h hàng ngày, với tần suất trong ngày thường từ 5-10-15 phút/chuyến và từ 7-10-15 phút/lượt vào ngày Chủ nhật. Theo đó, xe sẽ chạy sẽ có 378 lượt/ngày thường và 264 lượt vào ngày Chủ nhật.
Theo ban quản lý, giá vé cho tuyến buýt nhanh BRT 01 này tương đương với các chuyến bus thường khác là 7.000 đồng/lượt. Giá vé 1 tuyến với đối tượng ưu tiên là 55.000 đồng/tháng, với đối tượng không ưu tiên là 100.000 đồng/tháng. Giá vé liên tuyến với đối tượng ưu tiên là 100.000 đồng/tháng, với đối tượng không ưu tiên là 200.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, trong 1 tháng đầu tiên đi vào hoạt động, kể từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/1/2017, hành khách chọn lựa di chuyển trên buýt nhanh BRT 01 sẽ được miễn phí.
Lộ trình truyến buýt nhanh BRT
Dưới đây là lộ trình tuyến buýt nhanh BRT hiện đang được áp dụng tại Hà Nội, giúp quý độc giả và hành khách có thể tra cứu, nắm rõ hơn mỗi khi có nhu cầu di chuyển:
Điểm đầu: Bến xe Yên Nghĩa, điểm cuối: Kim Mã. Lộ trình Tuyến đi: Bến xe Yên Nghĩa - Ba La – Quang Trung (Hà Đông) – Lê Trọng Tấn – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – Giang Văn Minh - Kim Mã.
Chiều bến xe buýt nhanh brt Yên Nghĩa - Kim Mã
Có 21 nhà chờ tuyến buýt nhanh BRT cụ thể như sau: Điểm đầu Yên Nghĩa - Nhà chờ Ba La - Nhà chờ Văn La - Nhà chờ Văn Phú - Nhà chờ La Khê - Nhà chờ KĐT ParkCity - Nhà chờ La Khê - Nhà chờ An Hưng - Nhà chờ Văn Khê - Nhà chờ Vạn Phúc - Nhà chờ Vạn Phúc 1 - Nhà chờ Vạn Phúc 2 - Nhà chờ Mỗ Lao - Nhà chờ Trung Văn - Nhà chờ Lương Thế Vinh - Nhà chờ Khuất Duy Tiến - Nhà chờ Nguyễn Tuân - Nhà chờ Hoàng Đạo Thúy - Nhà chờ Vũ Ngọc Phan - Nhà chờ Thành Công - Nhà chờ Triển lãm Giảng Võ - Nhà chờ Núi Trúc - Trạm Kim Mã.
Buýt BRT 01 được đánh giá là một thử nghiệm thất bại
Tuyết xe buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa được ra đời với hy vọng sẽ là một giải pháp vận chuyển mới dành cho hành khách, giảm tình trạng ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, số lượng hành khách sử dụng loại hình di chuyển này vẫn chưa thực sự đông đảo. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian đi vào hoạt động, buýt nhanh BRT 01 đã bị các chuyên gia nhận định đây là một cuộc thử nghiệm thất bại. Và tính đến nay, dù đã được khoảng 3 năm hoạt động nhưng tình tình vẫn không thật sự khả quan.
Theo nhận xét của các chuyên gia và theo sự quan sát thực tế, các chuyến xe buýt nhanh BRT 01 luôn trong tình trạng thưa thớt khách sử dụng. Mặc dù theo công bố rằng xe có thể chở lên tới 90 người nhưng thực tế khi đi trên xe thì hành khách thường chỉ rơi vào khoảng 50 - 60 khách. Thậm chí, vào những khung giờ cao điểm buổi sáng hay buổi chiều tan tầm thì lượng khách trên xe cũng khá thưa thớt.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một làn riêng cho buýt nhanh BRT đi cũng chưa thực sự được sử dụng hiệu quả. Dù đã được thông báo rằng làn đường đó chỉ có duy nhất buýt nhanh BRT được đi nhưng rất nhiều phương tiện di chuyển khác cũng đi vào. Gồm cả ô tô, xe máy, xe đạp, xe ba gác,... khiến cho việc hoạt động của các chuyến xe cũng gặp nhiều khó khăn, khó có thể di chuyển nhanh trên đường để đáp ứng nhu cầu của hành khách. Thậm chí, buýt nhanh BRT cũng vẫn phải tham gia vào tình trạng tắc đường, tắc xe không thể di chuyển được do bị xe máy dừng chặn đầu phía trước dẫn tới buýt nhanh BRT thành buýt chậm, không hiệu quả.
Lời kết
Sử dụng xe buýt là một hình thức bảo vệ môi trường tốt và đồng thời cũng giúp mọi người tiết kiệm được nhiều chi phí đi lại. Đặc biệt là sẽ không phải chịu cảnh khói bụi tắc đường hay phải đứng nắng, đứng mưa chờ đèn đỏ. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể thì xe việc sử dụng xe bus ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả, dẫn tới loại hình xe buýt nhanh BRT 01 khó có thể phát triển mạnh.
Cảm ơn các bạn vì đã theo dõi bài viết của GOCheap.
GOCheap! Chuyên lái xe hộ người say, cung cấp xe ghép, xe tiện chuyến, taxi sân bay và xe du lịch 4 đến 45 chỗ.
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của GOCheap! vui lòng liên hệ:
- Hotline: 024.73000.636
Hoặc đặt trực tiếp tại ứng dụng của chúng tôi, để đặt xe nhanh chóng trong 30 giây, phục vụ 24/24
Trân trọng cảm ơn.