Vụ việc bé trai L.H.L (6 tuổi) trường quốc tế Gateway tử vong do bị bỏ quên trên ô tô đưa đón đã khiến nhiều người phẫn nộ, có những người rơi nước mắt vì quá đau lòng. Người ta thường nói làm nghề lái xe cần sự tỉnh táo, tay lái cứng cựa, nhưng chưa đủ. Cũng như tất cả ngành nghề khác, các bác tài còn cần phải là người điềm tĩnh và cẩn thận trong mọi tình huống. Và có lẽ người tài xế lái ô tô đưa đón chở em L. đã không có sự cẩn thận chu đáo cần thiết nhất trong trường hợp này. Bởi bác đã bình thản đỗ xe và đóng cửa rời đi mà không nán lại nhìn qua các băng ghế sau trên chiếc ô tô của mình.
Hình thành thói quen kiếm tra xe sau mỗi chuyến đi
"Nếu đã chọn nghề lái xe, thì phải học tính cẩn thận" - anh Luơng Xuân Thủy viết những dòng chia sẻ trên FB cá nhân sau vụ việc.
Xin được trích dẫn bài đăng trên mạng xã hội của anh Thủy: "Không ít lần, một số học sinh hỏi mình về việc chọn nghề nghiệp cho tương lai. Mình thường nói, hãy học gì mình thích, mình đủ khả năng. Sau này, nghề nó chọn người đấy, chứ hiếm khi người chọn được đúng nghề mình thích. Quan trọng nhất là gì biết không? Đó là nghề phải phù hợp với tích cách của mình hoặc không phù hợp thì cũng phải tập cho mình thói quen để có thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho công việc ấy. Ví dụ như: Bạn không nên làm kế toán nếu hay nhầm lẫn và không tập trung. Bạn không thể trông trẻ con nếu nóng tính và thiếu kiên nhẫn...
Còn nếu chọn nghề lái xe? Bạn hẳn phải là người rất rất cẩn thận và điềm tĩnh. Trong một lần đi du lịch cơ quan cũ là báo Bóng đá, mình thấy một bác tài cứ mỗi lần đừng xe cho mọi người xuống là lượn một vòng.
Để ý lần nào cũng vậy, mình đùa: "Bọn em không có gì để quên đâu anh!" Bác tài đáp: "À! Anh quen rồi, cứ lượn một vòng cho chắc. Kiểm tra xem có ai quên gì hoặc ông nào ngủ quên không".
Đó là một thói quen tốt. Đến giờ mình mới thấy giá trị của nó. Không phải một, mà rất nhiều trẻ con đã tử vong trên xe oto vì sự bất cẩn của tài xế.
Câu chuyện hôm qua thật đau xót. Trước khi quy trách nhiệm thuộc về ai, thì nếu như, bác tài bỏ ra 30 giây để lướt qua kiểm tra chiếc xe 16 chỗ thì câu chuyện đau lòng đã không xảy ra. Đúng! Nó không bao giờ xảy ra nếu bác tài đó là một người cẩn thận. Chưa kể, việc lái xe cho học sinh thì việc kiểm tra xem các bé có quên đồ đạc trên xe cũng là việc nên làm!
Và như mình đã nói, nếu không cẩn thận thì đừng chọn nghề lái xe.
Tính cách có thể khó thay đổi nhưng thói quen thì có. Hãy thay đổi nó bằng sự nghiêm khắc của bản thân!".
Tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình
Sự việc đáng tiếc xảy ra với bé L. cũng khiến mọi người nhìn lại chính mình trong cách làm nghề. Nhà văn Nam Cao đã nhấn mạnh: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương”. Câu nói này sẽ luôn đúng trong mọi hoàn cảnh và thời gian.
Trên FB cá nhân, dịch giả - nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương cũng đã có những chia sẻ từ chính trải nghiệm của mình. Anh từng sống ở Nhật 8 năm, làm đủ nghề để sống từ làm cơm hộp trong nhà máy, vận hành máy trong nhà máy sản xuất mì ăn liền, bốc vác, thư kí văn phòng, phiên dịch cho các công ty sản xuất (cơ khí, hóa chất, xây dựng…) và phiên dịch cho luật sư tại trại tạm giam, tòa án, viện kiểm sát… Cùng với những trải nghiệm này, anh đã đưa ra phép so sánh sự bất cẩn và cẩn thận ở Việt Nam và Nhật Bản một cách tương đối thực tế như sau:
Người Việt khi làm với người Nhật thường hay phàn nàn và chỉ trích người Nhật "cứng nhắc, máy móc". Điều đó đúng khi họ phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt, tốn thời gian, công sức. Một người lái tàu ở Nhật, mỗi lần xác nhận các cánh cửa đã đóng lại an toàn đều phải đứng nghiêm ở đầu tàu, nhìn suốt tận đuôi tàu chỉ tay hô "yoi" (Tốt), sau đó đóng cửa và mở máy. Mỗi ngày họ đều làm cả chục lần như vậy. Tốn thời gian, mệt mỏi. Nhưng không thể không làm. Quy trình ấy nảy sinh từ chính các vụ tai nạn kẹp tàu khi vào phút chót có những người lao lên hoặc xuống tàu. Điều gì sẽ xảy ra khi tàu chạy và hành khách kẹp một tay, chân, hoặc nửa người giữa hai cánh cửa?
Người lái tàu, lái xe buýt, người soát vé tàu ở Nhật trước khi xuống tàu bao giờ cũng đi kiểm tra từ đầu xe tới cuối xe kiểm tra từng hàng ghế xem khách có bỏ quên vật dụng gì, có ai ngủ quên không. Chuyện lái xe đánh thức hành khách nhậu say ngủ quên là chuyện thường xảy ra ở Nhật.
Quy trình họ đặt ra và yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt là để ngăn ngừa tối đa có thể rủi ro nhất là rủi ro về sinh mạng. Nhiều công nhân, kĩ sư người Việt khi làm trong nhà máy cơ khí thường phàn nàn người Nhật thiếu sáng tạo, làm động tác thừa mất thời gian và thích thú với sự làm tắt của mình khi có thể đẩy năng suất cao lên. Họ đâu biết rằng người Nhật thừa biết rằng cắt đi một vài công đoạn hay động tác có thể nâng cao năng suất nhưng sẽ có rủi ro. Rủi ro về sinh mạng là rủi ro khó lấy lại.
Trong đời thường, sự bất cẩn có khi nảy ra chỉ giản đơn như thế. Khi tiêu chuẩn an toàn trong đó có cả các tiêu chuẩn an toàn được ghi trong luật được nâng cao và thực thi, sự bất cẩn sẽ giảm đi.
Quy trình làm việc của lái xe Gocheap
1 – Công tác chuẩn bị:
a) Nắm vững kế hoạch vận chuyển :
Đối với vận tải hàng hoá, khi nhận nhiệm vụ ghi trong giấy đi đường, người lái xe cần nắm vững nhiệm vụ được giao, nhất là các điều kiện vận chuyển. Phải biết được những khó khăn, thuận lợi trong quá trình vận tải để đề ra biện pháp thực hiện.
Đối với vận tải khách, cần nắm vững tuyến đường và lịch chạy xe trên tuyến, các điểm dừng, đỗ, giá vé.
b) Kiểm tra an toàn phương tiện.
Trước khi hoạt động, xe ô tô cần kiểm tra nhất là phải kiểm tra các thiết bị chiếu sáng, còi, bộ gạt nước, gương chiếu hậu, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống lái, hệ thống phanh, lắng nghe tiếng động cơ làm việc ở các chế độ …Nếu có hư hỏng cần kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa kịp thời.
c) Chuẩn bị vật tư và các nhu cầu thiết yếu phục vụ cho xe và hành khách.
Tuỳ theo công việc sắp thực hiện, trước khi xe chạy, lái xe phải mang theo các thiết bị và dụng cụ cần thiết, bộ đồ nghề sửa chữa, nhiên liệu dự trữ. Trên các xe khách phải có tủ thuốc cấp cứu phục vụ hành khách.
d) Chuẩn bị thủ tục giấy tờ .
Trước khi xe ra đường, cần phải xem xét lại các giấy từ cần thiết như : Giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy bảo hiểm và giấy chứng nhận kiểm định của xe, giấy phép lưu hành cho xe qua khổ, quá tải ( nếu có )…
e) Nắm bắt thông tin khai thác hàng :
Người lái xe cần biết các thông tin về nhu cầu vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách, củ thể là cần biết các chủ hàng, cần vận chuyển loại hàng gì, quy cách và khối lượng hàng, thời gian đi đến, các yêu cầu bảo quản và xếp dỡ, giá cước vận tải …
2- Thực hiện nhiệm vụ vận tải .
a) Đảm bảo an toàn việc giao, nhận hàng hoá và đưa đón khách đúng nơi quy định.
Người lái xe phải đến điểm lấy hàng, là thủ tục nhận và xếp hàng hoá. Lái xe đến điểm trả hàng và dỡ hàng đúng địa chỉ ghi trong giấy gửi hàng hoặc đua xe đến điểm đón khách, xếp khác lên xe, kểm tra số lượng khách trước khi xe chuyển bánh đến điểm trả khách.
Việc lấy hàng và trả hàng, đón và trả khách đúng thời gian quy định là yêu cầu cần thiết của chủ hàng và hành khách. Do đó, người lái xe phải tính toán giờ đi, giờ đến, giờ nghỉ cho phù hợp.
Người lái xe cần nhắc nhở hành khách bảo đảm an toàn khi xe chuyển bánh. Hàng hoá bốc xếp nóc xe phải được chằng bộc cận thận.
b) Tổ chức nơi nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khoẻ hành khách.
Người lái xe có tư cách đạo đức tốt là người có trách nhiệm cao đối với hành khách cũng như hành lý mang theo của họ.
Khi vận chuyển hành khách ở các tuyến liên tỉnh, cần tính toán trước các chẳng nghỉ có đủ điều kiện về ăn, nghỉ cho khách. Người lái xe cần biết chăm sóc và đáp ứng những yêu cầu cần thiết của hành khách và tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo sức khoẻ cho họ.
c) Giải quyết các trường hợp cần thiết khi có sự cố trên đường vận chuyển.
- Sức khoẻ hành khách
Người lái xe cần đặc biệt chú ý khi vận chuyển những người ốm, người có thương tật, trẻ em … Trên xe chở khách phải có tủ thuốc cấp cứu. Khi hành khách phải cấp cứu, nhưng việc cấp cứu trên xe không đạt kết quả thì người lái xe phải đưa người bệch đến bệnh viện gần nhất. Trường hợp người ốm không thể tiếp tục đi được, người lái xe phải làm thủ tục nhập viện.
- Tai nạn giao thông, thiên tai.
Khi xe bị tai nạn giao thông, người lái xe phải tìm cách cứu chữa và báo ngay với chính quyền sở tại hoặc cảnh sát giao thông gần nhất để giúp đỡ. Khi ô tô bị nạn hành khách có vé của chuyến xe đó được cơ quan bảo hiểm bồi thường theo quy định. Hành lý của người bị nạn phải được bảo vệ chu đáo.
Trường hợp do thiên tai tắc đường giao thông ở khu vực bến xe và trên tuyến thì ngừng vận chuyển cho đến khi có thông báo cho phép mới được tiếp tục hoạt động.
- Ùn tắc giao thông .
Trường hợp khi bị tắc nghẽn giao thông trên tuyến mà có thể chờ đợi tại chỗ để tiếp tực chuyển xe thì thu xếp cho hành khách nghỉ ngơi chờ đợi. Hành khách tự lo những phí tổn phát sinh.
Trường hợp tắc nghẽn giao thông trên tuyến mà phải đưa hành khách quay trở lại nơi xuất phát thì người lái xe phải tìm mọi biện pháp giải quyết vận chuyển và không được thu thêm cước phí.
Trường hợp bị tắc nghẽ giao thông mà phải chạy sang tuyến khác để tiếp tục chuyến xe, phải tăng thêm đường chạy so với chiều dài chuyến xe đã tính cước phí trong vé thì hành khách trả thêm cước phí chặng đường đó.
Trường hợp xe bị hỏng do kỹ thuật, người lái xe phải tìm mọi cách khác phục, phải thông báo rõ cho hành khách biết và chịu mọi tổn phí phát sinh.
- Trật tự an toàn trên xe .
Người lái xe được quyền yêu cầu hành khách chấp hành đúng quy định về an toàn trên xe, nếu hành khách nào không chấp hành thì lái xe có quyền mời hành khách đó xuống xe và đảm bảo an toàn chung cho tất cả khách trên xe.
3- Kết thúc qúa trình làm việc
- Kiểm tra xe sau khi hoạt động:
Sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển hoăc sau một ngày làm việc người lái xe tiến hành kiểm tra toàn bộ xe trước khi đưa xe vào garage hoặc nơi để xe.
Kiểm tra tình trạng ký thuật của xe cần chú ý về hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống truyền lực … nếu có hư hỏng phải kịp thời sửa chữa để giảm tiêu hao nhiên liệu và an toàn trong quá trình sản xuất vận tải.
Tài xế Gocheap có thể tham quy trình chuẩn 5* theovideo bên dưới: